Mở quán cafe cần những gì? Mở quán cafe là lựa chọn của nhiều người lúc mới bắt đầu khởi nghiệp. Nhưng theo thống kê, số lượng người khởi nghiệp thành công trong lần đầu tiên là dưới 10%, một con số rất nhỏ. Vì vậy, để có thể bắt đầu mở quán cafe, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng nhất có thể, bởi không chuẩn bị chính là chuẩn bị cho sự thất bại. Dưới đây là những điều bạn cần phải chuẩn bị để có thể mở được một quán cafe thành công.
1. Vốn mở quán cafe
Bạn phải xác định được lượng vốn chính xác bạn có là bao nhiêu (có thể là của chính bản thân bạn, góp vốn với bạn bè, gia đình, người thân,v.v..). Vốn của bạn sẽ quyết định quy mô của quán cafe bạn chuẩn bị mở. Vốn ban đầu của bạn nên tối thiểu là 60 trệu trở lên. Số vốn ban đầu đó của bạn sẽ được đầu tư vào những thứ sau:
Chi phí cơ sở bao gồm
- Tiền thuê mặt bằng và tiền đặt cọc cho chủ sở hữu ( tùy theo hợp đồng, nếu may mắn thì bạn chỉ phải trả số tiền thuê mặt bằng theo tháng, nhưng có những hợp đồng bạn phải trả trước tiền thuê mặt bằng một hoặc nhiều năm)
- Chi phí cải tạo, sửa chữa, trang trí lại cửa hàng cafe
- Chi phí các công cụ, vật dụng dùng trong quán: mua bàn, ghế, tủ, kệ, ly, tủ lạnh,v.v..
- Các vật dụng để pha chế cafe: cafe, đường, sữa, hoa quả các loại,v.v..
Khi mới mở quán cafe bạn cần phải quảng cáo cho cửa hàng rất nhiều. Vì quán của bạn là mới và mọi người chưa biết sự hiện diện của cửa hàng bạn. Chi phí quảng cáo bao gồm các khoản cho tờ rơi, marketing online,v.v.. Bạn cũng có thể tận dụng những kênh quảng cáo không mất tiền như facebook, các group của cơ quan trường lớp,v.v.. để giảm bớt chi phí.
Chi phí duy trì
Để một cửa hàng tồn tại được cần phải có chi phí để duy trì. Chi phí này để chi trả cho những khoản sau: tiền điện, nước, mạng hàng tháng, tiền điện thoại, tiền thuê nhân viên, tiền nguyên liệu làm cafe, tiền quà tặng, khuyến mãi cho khách hàng trong những dịp đặc biệt. Và ngay cả tiền quảng cáo để tăng doanh thu cho cửa hàng nữa.
Vốn dự phòng
Bạn nên chuẩn bị một lượng tiền tương đối cho 3 tháng đầu kinh doanh. Bởi không ai biết được những chi phí, khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh của bạn. Khoản tiền này nhằm chuẩn bị cho những trường hợp đặc biệt, không tính toán trước trong kế hoạch kinh doanh của bạn
Như vậy là bước chuẩn bị vốn đã xong. Bạn nên chia số vốn của bạn cho 4 khoản trên một cách hợp lý. Tránh làm hao hụt chi phí của từng loại, bởi nếu chi phí quảng cáo tăng quá kế hoạch chẳng hạn, bạn sẽ phải bớt các 3 chi phí còn lại. Việc này sẽ gây khó khăn cho bạn rất nhiều. Bạn nên chia số vốn của mình 50/50: 50% cho chi phí quảng cáo + chi phí cơ sở, 50% còn lại cho 2 loại chi phí còn lại.
2. Xác định đối tượng khách hàng và phong cách quán cafe của bạn
Xác định đối tượng khách hàng
Xác định đối tượng của quán cafe của bạn để bạn có định hướng cho quán cafe về trước mắt cũng như lâu dài sau này (về trang trí, thiết kế, phong cách phục vụ, giá bán, mặt bằng,v.v..). Đối tượng khách hàng của bạn có thể là: sinh viên, công chức nhà nước, hội bạn bè,v.v Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng thì việc lựa chọn phong cách quán cafe của bạn dễ dàn hơn rất nhiều.
Phong cách quán cafe
Một số phong cách quán cafe nổi tiếng như:
- Chuỗi cafe Highland: phong cách kiểu công sở để nhân viên văn phòng, mọi người có thể vào thưởng thức cafe vào mỗi sáng hay sau khi ăn trưa. Quán được trang trí lịch sự, nên cũng có thể là nơi để mọi người bàn việc làm ăn, gặp đối tác, bạn bè,v.v..
- Cafe Cộng: theo phong cách cá tính của bộ đội xưa của Việt Nam, vào quán bạn có thể thấy rất nhiều mũ cối, giày dép, súng,v.v..
- Cafe phim: quán cafe để mọi người vừa uống cafe vừa xem bộ phím yêu thích.
3. Mặt bằng mở quán cafe nên ở đâu?
Mặt bằng là một yếu tố rất quan trọng. Có nhiều quán cafe tuy chất lượng cafe không cao, thậm trí là dưới trung bình nhưng nó ở chỗ mặt bằng đẹp thì vẫn rất đông khách. Bạn nên chọn mặt bằng dựa theo đối tượng khách hàng của bạn. Đối tượng khách hàng của bạn là sinh viên thì quán nên gần các trường đại học, kí túc xá, đối tượng của bạn là dân văn phòng thì nên gần các cơ quan, công ty (nơi mọi người dễ dàn gặp, trao đổi với đối tác), quán của hướng tới những người xem bóng đá thì nên ở khu đông dân, chợ,v.v.. Một điểm bạn cần chú ý khi chọn mặt bằng đó là chỗ để xe, cái này nghe có vẻ đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào. Nhiều quán cafe chỉ vì chỗ để xe chật chội hay hay mất cắp, những lí do này cũng đủ để khách hàng bỏ qua quán của bạn để lựa chọn quán khác.
Lựa chọn mặt bằng không phải là công việc đơn giản. Nó cũng không phải là việc một sớm một chiều. Bạn nên thường xuyên lên mạng, vào các trang tìm kiếm mặt bằng, thường xuyên đi lại, quan sát để kiếm được mặt bằng tốt nhất. Nếu đàm phán với chủ nhà tốt, nhanh tay, bạn có thể kiểm được mặt bằng rất đẹp. Đôi khi chỉ chọn không đúng mặt bằng cũng gây nên thất bại của quán cafe của bạn sau này.
4. Trang trí quán cafe
Trang trí quán cafe theo phong cách quán cafe của bạn ở trên. Quán cafe của bạn là quán công sở thì trang trí theo phong cách lịch sự, trang trọng, quán cafe của bạn để thưởng thức thì có thể trang trí nhiều cây xanh, quán cafe của bạn để cho mọi người đọc sách thì trang trí theo kiểu thư viện,v.v..
Bạn có thể lựa chọn tranh, ảnh, cây cảnh,v.v..để làm đẹp cho quán. Những thứ bạn có thể làm để quán cafe của bạn khác biệt: bàn, ghế, đèn,v.v.. Và nhớ chú ý về diện tích, không gian quán để trang trí cho phù hợp, không được chật quá mà cũng không quá rộng. Nếu có mối quan hệ rộng hoặc có vốn lớn bạn có thể thuê kiến trúc sư làm cho bạn những vệc này. Bạn chỉ cần nói cho họ về ý tưởng, phóng cách, đối tượng khách hàng. Còn nếu bạn không có số vốn đủ nhiều để có thể thuê kiến trúc sư, hoặc tự tin với óc thẩm mỹ của mình thì không sao, bạn cũng có thể tự trang trí cho quán cafe của bạn. Tất nhiên, thuê những người chuyên nghiệp về thiết kế như kiến trúc sư vẫn hơn.
5. Vật dụng, nguyên liệu cần thiết cho quán
Tất nhiên, bạn mở quán cafe không có nghĩa là bạn chỉ bán cafe, mà còn nhiều loại đồ uống khác. Nhiều người vào quán cafe không phải để ống cafe, hoặc họ có thể uống nhưng người đi cũng không uống. Thế nên, bạn có thể bạn thêm những sản phẩm khác để tăng doanh thu cho quán, có thể là nước ép hoa quả, tràm,v.v.. Nhưng nếu bạn muốn tạo phong cách đặc biệt, thì có thể chỉ bán cafe không cũng ổn, nhưng nó có vẻ hơi mạo hiểm. Đây là những vật dụng bạn cần phải có để mở quán cafe:
- Tủ lạnh
- Lò vi sóng
- Bếp
- Nồi nấu
- Dụng cụ pha chế đồ
- Ly, cốc
- Máy sinh tố
- Máy ép
- Bàn ghế
- Quầy bar
- Máy tính tiền
- Vật dụng trang trí chung (trang ảnh, cây cảnh các loại)
- Cafe, đường, sữa, các nguyên liệu khá
Nếu bạn góp vốn chung với bạn bè, người thân thì công việc này dễ dàng hơn vì có thể phân công mọi người dễ dàng và độ tin tưởng cao. Nếu không, bạn cũng có thể thuê người trên các trang tìm việc làm. Thuê sinh viên là lựa chọn hay dành cho bạn, chi phí rẻ 12 đến 15 ngàn/h, hỗ trợ ăn trưa nếu làm fulltime. Tùy vào quy mô của quán mà bạn cần phải thuê những vị trí sau:
- Bảo vệ: có nhiệm vụ trông xe cho khách, có thể là dắt xe vào bãi và dắt ra khi khách về (đây liên quan đến vấn đề chăm sóc khách hàng). Bạn nên chọn những người trung thực, tin cậy.
- Nhân viên pha chế: rất quan trọng, bạn nên chọn người chuyên nghiệp hoặc đã qua đào tạo pha chế vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của bạn. Cafe của quán bạn ngon hay không phụ thuộc vào nhân viên này.
- Nhân viên phục vụ: Nên thuê sinh viên để tiết kiệm chi phí. Thái độ phục vụ rất quan trọng. Khách có quay trở lại với của hàng của bạn hay không gồm 2 yếu tố chính: chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ. Nếu nhân viên của bạn phục vụ kém có thể khách hàng một đi không trở lại. Ngược lại, nhân viên có thái độ thân thiện, vui vẻ sẽ kéo khách trở lại lần sau. Bán hàng cho khách đã khó nhưng giữ khách còn khó hơn. Chăm sóc khách hàng tốt, bạn sẽ có một số lượng khách hàng thân thiết trung thành, đó là những con gà đẻ trứng vàng cho quán cafe của bạn.
- Lễ tân: nếu quán của bạn có quy mô lớn. Bạn nên chọn những người vẻ ngoài đẹp, ưa nhìn. Vì hình ảnh này đập vào mắt khách hàng trước tiên.
- Nhân viên tạp vụ: nếu quán có quy mô lớn. Để quán cafe của bạn luôn luôn sạch sẽ, tạo cảm giác tốt cho khách hàng. Bạn nên chọn những người chăm chỉ, siêng năng, đúng giờ, có trách nhiệm.
- Nhân viên thu ngân: thu tiền và in hóa đơn cho khách. Nên chọn người trung thực, thật thà.
- Quản lý: nếu quán của bạn có quy mô lớn hoặc bạn không có thời gian đẻ quản lý cửa hàng. Người này sẽ quản lý tất cả những việc nội bộ của quán,vấn đề nhân sự,v.v.. Bạn nên chọn người tin cậy để làm công việc này.
7. Định giá sản phẩm
Bạn phải tính xem chi phí để làm ra một cộc cafe là bao nhiêu, bao gồm tất cả các loại tiền: cafe, đường, sữa,v.v.. Sau so sánh chất lượng cốc cafe của bạn với thì trường để định giá hợp lý, có tính cạnh tranh cao. Giá cafe hiện giờ giao động khoảng từ 20.000 đến tận 80.000. Nếu dịch vụ xuất sắc, địa điểm hợp lý, giá thành dù có cao bạn vẫn sẽ đông khách.
8. Lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh
Bạn cần phải nghiên cứu về đối thủ xung quanh mặt bằng của bạn. Và có kế hoạch cạnh tranh, quảng cáo cụ thể.
Bạn nên đặt ra những mục tiêu theo tháng, quý, năm để quản lý được quá trình phát triển của quán.
Định hướng phát triển quán cafe của bạn. Bạn định mở quán cafe bình thường hay xây dựng một chuỗi cửa hàng cafe. Mục tiêu khác nhau thì chiến lược kinh doanh của bạn sẽ khác nhau.
- Chiến lược quảng cáo cho quán cafe: bạn có thể phát tờ rơi, băng rôn,v.v.. Hoặc thuê người để marketing online, làm website, lập page trên facebook. Quảng cáo qua các mạng xã hội như facebook, zalo,v.v.. Làm hệ thống để nhận diện thương hiệu cho quấn: logo, menu, slogan, card,v.v..Thường xuyên tổ chức các event, chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng.
- Chiến lược chăm sóc khách hàng: chăm sóc khách hàng sẽ giữ được khách hàng quay lại lần sau và nhiều lần sau nữa. Bạn phải có chiến lược chăm sóc khách hàng cụ thể. Chăm sóc khách hàng từ những việc đơn giản như: dắt xe ra vào cho khách,lễ tân mở cửa và cười chào khách, không để khách đợi lâu, nhân viên nhiệt tình, chú đáo,v.v..
- Chọn nhà cung cấp nguyên liệu trước khi mở quán cafe: tận dụng những mối quan ệ của bạn để chọn một nhà cung cấp uy tín. Nguyên liệu tốt mới tạo ra một ốc cafe chất lượng, Hơn nữa, nếu tìm được một nhà cung cấp với giá rẻ bạn sẽ giảm được giá thành của cốc cafe, tăng sức cạnh trang với các đối thủ. Nhà cung cấp cũng phải đảm bảo sẽ cung cấp cho bạn nguồn nguyên liệu ổn định.
Ở trên là tất cả những gì bạn cần phải chuẩn bị để mở quán cafe thành công. Tất nhiên , trong kinh doanh không có gì là chắc chắc 100%. Nhưng nếu bạn chuẩn bị cẩn thận, kỹ càng, lập kế hoạch hợp lý trước khi mở quán, thì khả năng thành công của bạn sẽ rất cao. Chúc bạn mở quán cafe thành công!
St.//